[Theravada] Tam Tạng Thượng Tọa Bộ (Bộ 9 Quyển Mạ Vàng) - Q.2: Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikaya)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Thích Minh Châu NXB: Hồng Đức Hình thức: Bìa Cứng
Giá bán: 600.000 VNĐ

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 

Mô tả sản phẩm

Kinh Trung bộ (P. Majjhima Nikāya, H. 中 部 經) là bộ kinh quan trọng thứ hai trong 5 bộ kinh Pāli (Pāli Nikāya) của Phật giáo Thượng Tọa bộ (Theravāda); là tuyển tập 152 bài kinh có độ dài trung bình (The Collection of the Middle Length Sayings) trong Kinh tạng Pāli (Sutta Pitaka), tương ứng với 222 bài kinh trong Trung A-hàm kinh (S. Madhyama Agama, H. 中 阿 含 經). Khái niệm “trung” (majjhima, 中) có nghĩa là “trung bình, vừa” về số lượng chữ của từng bài kinh trong bộ này. Tuy nhiên, do số lượng kinh như đã nêu nên Kinh Trung bộ có số trang nhiều gần gấp 3 lần so với Kinh Trường bộ.

Bàn Về số lượng, Kinh Trung bộ ít hơn 70 bài kinh so với Trung A-hàm kinh thuộc Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ (Sarvāstivāda), trong văn học Hán tạng vốn là bộ thứ hai của Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (大 正 新 脩 大 藏 經, Taisho edition). Vì số lượng bài kinh giữa Kinh Trung bộ và Trung A-hàm kinh khác nhau nên có sự khác biệt lớn về thứ tự bài kinh, cách đặt tựa đề kinh, các khái niệm và nội dung từng bài kinh.

Về văn tự, kinh điển Pāli thường được phân bổ theo độ dài (pamāna) của kinh. Kinh Trường bộ là tuyển tập 34 bài kinh có độ dài dài nhất (dighappamānānam suttānam). Kinh Trung bộ là tuyển tập 152 bài kinh có độ dài trung bình (majjhimappamānāni suttāni). Kinh Tương ưng bộ trong bản Việt dịch chúng ta gồm 2.854 bài kinh được sắp xếp theo nhóm chủ đề. Kinh Tăng chi bộ là tuyển tập gồm 7.260 kinh liên hệ đến pháp số, bắt đầu từ số 1 đến số 11. Kinh Tiểu bộ là một hợp tuyển gồm 15 tập theo chủ đề. Thực ra, cách phân loại tuyển tập kinh như vừa nêu cũng mang tính tương đối.

Phần lớn Kinh Trung bộ, đức Phật giảng cho Tăng chúng về kinh nghiệm tu học, cách sống trong pháp, trong tình huynh đệ và khuyến khích hành đạo. Nhiều kinh đức Phật đặc biệt dạy cho các Tôn giả Sāriputta, Ananda, Mahācunda và nhiều Tôn giả khác. Có kinh đức Phật dạy cho các gia chủ. Nhiều kinh đức Phật dạy cho ngoại đạo hoặc các vấn đề do ngoại đạo nêu lên được các vị đệ tử Phật thuật lại. Nhiều kinh đức Phật giảng cho các vua chúa, quan lại. Có kinh đức Phật giảng cho chư thiên, giảng cho dạ-xoa. Có kinh đức Phật dạy cho tướng cướp giết người. Nhiều kinh tường thuật lại cuộc đàm luận của các Tôn giả, đệ tử xuất gia của đức Phật hoặc cuộc đàm thoại giữa đệ tử Phật với ngoại đạo. Nhiều kinh các Tôn giả, đại đệ tử của đức Phật giảng cho hội chúng Tỳ-kheo hoặc giảng cho ngoại đạo. Có kinh tường thuật Tôn giả Sāriputta thăm bệnh, thuyết pháp cho cư sĩ và cho Tỳ-kheo. Có kinh Tôn giả Mahāmoggallāna giảng cho chư thiên, hoặc giảng cho Ác ma. Có kinh Tôn giả Nandaka giáo giới cho chư Ni và có kinh do nữ Tôn giả Dhammadinnā giải thích các pháp căn bản cho cư sĩ Visākha qua hình thức vấn đáp. Một số kinh tường thuật các thời giảng của chư Tôn giả sau khi đức Phật nhập Niết-bàn.

Về nội dung, Kinh Trung bộ chứa đựng tất cả những triết học quan trọng của đức Phật, trải dài 45 năm hoằng truyền chân lý bao gồm thế giới quan (không có nguyên nhân đầu tiên), nhân sinh quan (lấy con người làm nhân bản), chính trị quan (dựa trên chủ nghĩa pháp quyền được sự hỗ trợ bởi chân lý), xã hội quan (không giai cấp, mọi người bình đăng, công bằng, dân chủ), đạo đức quan (dựa vào phòng phi, chi ác, dương thiện), tu đạo quan (hoàn thiện đạo đức, thiền định và trí tuệ), giải thoát quan (chấm dứt luân hồi, chứng đắc các quả Thánh). Ngoài ra, Kinh Trung bộ còn có một số bài kinh đối thoại liên tôn giáo và triết học giữa đức Phật với các đạo sĩ Sa-môn và Bà-la-môn đương thời, cũng như giữa các đệ tử đức Phật với các đạo sĩ khác tôn giáo.

Về phân loại, Kinh Trung bộ được chia thành 3 phần (pannāsa), 2 phần đầu, mỗi phần gồm có 50 kinh, riêng phần cuối có 52 kinh. Trong mỗi phần lại chia ra 5 phẩm (vagga), mỗi phẩm có 10 kinh, riêng phẩm thứ 15 gồm 12 kinh. Cấu trúc chia thành 3 phần, 15 phẩm của Kinh Trung bộ được tóm tắt như sau:

1. Phần căn bản (Mūlapannāsa) 50 bài kinh đầu tiên

(a) Phẩm Pháp môn căn bản (Mūlaparivavavagga) gồm các kinh 01-10.

(b) Phẩm Sư tử hống (Sīhanādavagga) gồm các kinh 11-20

(c) Phẩm Pháp thí dụ (Opammavagga) gồm các kinh 21-30

(d) Phẩm Song đại (Mahāyamakavagga) gồm các kinh 31-40.

(e) Phẩm Song tiểu (Cūlayamakavagga) gồm các kinh 41-50.

2. Phần giữa (Majjhimapannāsa) có 50 bài kinh theo thứ tự 51-100:

(a) Phẩm Cư sĩ (Gahapativagga) gồm các kinh 51-60.

(b) Phẩm Tỳ-kheo (Bhikkhuvagga) gồm các kinh 61-70.

(c) Phẩm Người tịnh hạnh (Paribbājakavagga) gồm các kinh 71-80.

(d) Phẩm Vương (Rājavagga) gồm các kinh 81-90. (d) Pham

(e) Phẩm Bà-la-môn (Brāhmanavagga) gồm các kinh 91-100.

3. Phần thượng (Uparipannāsa) có 52 bài kinh theo thứ tự 101-152:

(a) Phẩm Thiên tỷ (Devadahavagga) gồm các kinh 101-110.

(b) Phẩm Bất đoạn (Anupadavagga) gồm các kinh 111-120.

(c) Phẩm Không (Suññatavagga) gồm các kinh 121-130.

(d) Phẩm Phân biệt (Vibhangavagga) gồm các kinh 131-140.

(e) Phẩm Đại xứ phân biệt (Salāyatanavagga) gồm các kinh 141-152.

Điểm đặc biệt của Kinh Trung bộ là phẩm 4 và 5, tức các kinh mang số thứ tự từ 31 đến 50, có cấu trúc “song đôi” (vamaka), cứ 2 kinh có một tựa đề. Kinh thứ nhất với tiếp đầu ngữ “Cūla” (Tiểu) là kinh ngắn hơn, kinh tiếp theo với tiếp đầu ngữ “Mahā” (Đại) là kinh dài hơn. Có tất cả 17 cặp kinh như vậy: 11-12, 13-14, 27-28, 29-30, 31-32, 33-34, 35-36, 37-38, 39-40, 43-44, 45-46, 63-64, 77-79, 109-110, 121-122, 135-136, 62-147. Trật tự không được nhất quán, có lúc Tiểu kinh trước Đại kinh, cũng có lúc Đại kinh trước Tiểu kinh (ví dụ, cặp 13-14, 29-30, 33-34, 39-40, 43-44, 77-79, 109-110), có lúc khoảng cách khá xa (62-147).

- Thích Nhật Từ -

(Trích Dẫn Luận Kinh Trung Bộ)

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
1180
Kích thước
19 x 27 cm
Lượt xem
208
Trọng lượng
1,50 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét